Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (P.3): Ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về AI

0

Khi nào chúng ta đạt đến ngưỡng đó? Mất bao lâu để một chiếc máy tính đạt tới trình độ siêu trí tuệ?

Không có gì ngạc nhiên khi có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này và đây là một chủ đề nóng giữa các nhà khoa học và các nhà tư tưởng hàng đầu. Rất nhiều người như giáo sư Vernor Vinge, nhà khoa học Ben Goetzel, nhà đồng sáng lập Sun Microsystems Bill Joy, hay nổi tiếng nhất, nhà sáng chế, tương lai học Ray Kurzweil đồng ý với chuyên gia về học máy Jeremy Howard khi ông chiếu biểu đồ sau trong màn diễn thuyết tại TED:

 

10

 

Những nhà khoa học này cho rằng điều này sẽ diễn ra sớm – sự tăng trưởng lũy thừa đang diễn ra và công nghệ học máy (machine learning), mặc dù mới diễn ra nhưng sẽ nhanh chóng đi qua trong vài thập kỷ tới.

Một số khác, như đồng sáng lập Microsoft Paul Allen, nhà nghiên cứu tâm lý học Gary Marcus, nhà khoa học máy tính Ernest Davis và nhà khởi nghiệp khoa học Mitch Kapor cho rằng những nhà tư tưởng như Kurzweil đang đánh giá thấp mức hệ quả này và chúng ta chưa thực sự gần đến ngưỡng phát triển vượt bậc đó.

Nhóm Kurzweil phản bác lại rằng điều duy nhất mà chúng ta đánh giá thấp hiện tại là sự tăng trưởng lũy thừa. Phe đối lập chỉ nhìn vào sự phát triển chậm chạp của internet những năm 1985 và tranh luận rằng không đời nào chúng lại có thể tác động đến tương lai gần.

Những người còn ngờ vực thì phản bác lại rằng quá trình để những tiến bộ trí tuệ cũng tăng trưởng lũy thừa mạnh mẽ hơn qua từng bước, điều đó phá vỡ bản chất tăng trưởng lũy thừa cơ bản của tiến bộ về công nghệ.

Phe thứ 3, trong đó có Nick Bostrom, cho rằng không có một nhóm nào có cơ sở để đảm bảo chắc chắn về thời gian và biết rằng có 2 khả năng: A) điều này tuyệt đối sẽ xảy ra trong tương lai gần và B) không chắc chắc về điều đó, nó có thể mất nhiều thời gian hơn.

Nhưng những người khác, như nhà triết học Hubert Dreyfus, cho rằng tất cả 3 nhóm này đều nông cạn khi tin rằng có tồn tại cái ngưỡng đó, và cho rằng có vẻ ASI sẽ không bao giờ thực sự đạt tới được.

Vậy bạn sẽ kết luận được điều gì khi kết hợp tất cả những ý kiến này lại với nhau?

Năm 2013, Vincent C. Müller và Nick Bostrom thực hiện một cuộc khảo sát với hàng trăm chuyên gia về AI với câu hỏi sau: “Để thực hiện được mục đích của câu hỏi này, giả sử các hoạt động khoa học của con người vẫn tiếp tục mà không có sự ngắt quãng tiêu cực nào. Vào năm nào bạn cho rằng khả năng tồn tại của AGI là 10%/50%/90%?” Nếu bạn yêu cầu họ đưa ra một năm bi quan (năm mà họ cho rằng 10% khả năng sẽ có AGI), dự đoán thực tế (năm mà họ cho rằng 50% khả năng sẽ có AGI) và một dự đoán an toàn (năm gần nhất mà 90% khả năng chắc chắn chúng ta sẽ đạt tới AGI).

Sau khi thu nhập hết tất cả kết quả về một hệ thống dữ liệu, kết quả như sau:

Năm bi quan trung bình (10%): 2022

Năm thực tế (50%): 2040

Năm an toàn (90%): 2075

Vậy trung bình người tham gia khảo sát cho rằng chúng ta sẽ đạt đến AGI trong vòng 25 năm nữa. Nếu hiện tại bạn đang là trẻ vị thành niên, theo hơn một nửa các chuyên gia AI thì gần như chắc chắn AGI sẽ xuất hiện trong cuộc đời bạn.

Một nghiên cứu khác, thực hiện gần đây bởi tác giả James Barrat tại hội nghị AGI hàng năm của Ben Goertzel, chỉ hỏi người tham gia họ nghĩ khi nào chúng ta sẽ đạt đến AGI – trước năm 2030, 2050, 2100 hay không bao giờ. Kết quả như sau:

Trước năm 2030: 42%

Trước năm 2050: 25%

Trước năm 2100: 20%

Trước năm 2100: 10%

Không bao giờ: 2%

Khá giống với kết quả khảo sát của Müller và Bostrom. Trong khảo sát của Barrat, hơn ⅔ người tham gia khảo sát cho rằng AGI sẽ xuất hiện trước năm 2050 và chưa đến một nửa đoán rằng AGI sẽ xuất hiện trong vòng 15 năm tới. Nhưng điều bất ngờ hơn nữa chỉ có 2% người tham gia khảo sát không hề nghĩ rằng AGI sẽ xuất hiện trong tương lai của chúng ta.

Nhưng AGI không phải là ngưỡng mà chúng ta đề cập đến trước đó, mà là ASI. Vậy các chuyên gia nghĩ rằng khi nào chúng ta sẽ đạt đến ASI? Müller và Bostrom cũng hỏi các chuyên gia họ nghĩ chúng ta có thể đạt đến ASI trong vòng 2 năm (A) hay 30 năm (B) sau khi đã đạt đến mức AGI hay không. Kết quả:

Câu trả lời chuyển từ AGI sang ASI mất 2 năm chỉ khoảng 10% có thể xảy ra, nhưng với thời gian chuyển đổi trong khoảng 30 năm thì 75% có thể xảy ra.

Chúng ta không biết được khoảng thời gian chuyển đổi mà 50% có thể xảy ra, nhưng dựa trên hai câu trả lời phía trên, ước tính khoảng 20 năm. Vì vậy, ý kiến trung gian – ở giữa cộng đồng chuyên gia AI – cho rằng dự đoán thực tế thời điểm chúng ta đạt đến ASI là [năm 2040 đạt đến AGI + dự đoán khoảng thời gian chuyển đổi 20 năm] = 2060.

11

 

Dĩ nhiên, tất cả những số liệu trên chỉ mang tính suy đoán và đó chỉ mang tính chất tượng trưng cho ý kiến của cộng đồng chuyên gia AI, nhưng nó cho chúng ta biết phần lớn những người hiểu biết nhất về lĩnh vực này đều đồng ý rằng 2060 là một ước tính thực tế thời điểm ASI xuất hiện làm thay đổi thế giới. Tức là chỉ 45 năm tính từ thời điểm này.

OK bây giờ còn lại phần thứ 2 của câu hỏi: Khi chúng ta đạt đến ngưỡng đó, chúng ta sẽ rơi sang phía nào, bất tử hay tuyệt chủng?

Siêu trí tuệ có sức mạnh khủng khiếp – câu hỏi quan trọng đối với chúng ta là:

Ai hay cái gì sẽ kiểm soát sức mạnh đó và động lực là gì?

Câu trả lời cho vấn đề này sẽ xác định ASI là một bước tiến bộ vượt bậc không thể nào tin được hay là một bước phát triển tồi tệ không thể nào chấp nhận được, hoặc là một điều gì đó ở giữa.

Dĩ nhiên, cộng đồng chuyên gia lại bắt đầu lao vào cuộc tranh luận về câu trả lời cho câu hỏi này. Khảo sát của Müller và Bostrom hỏi người tham gia để khả năng ảnh hưởng của AGI đến con người và tổng kết được rằng 52% khả năng kết quả sẽ tốt hoặc cực tốt, 31% khả năng tệ hoặc cực kỳ tồi tệ. Câu trả lời trung gian chỉ khoảng 17%. Nói cách khác, những người biết nhiều về AI khá chắc chắn rằng đây sẽ là một vấn đề lớn với nhân loại. Nhưng đây mới là con số khảo sát về AGI. Nếu câu hỏi về ASI, có lẽ % câu hỏi trung gian sẽ còn thấp hơn.

Trước khi chúng ta đi sâu hơn về kết quả tốt hay xấu đối với con người thì hãy kết hợp hai câu hỏi “khi nào nó sẽ xảy ra?” và “đó là điều tốt hay xấu?” vào một biểu đồ thể hiện quan điểm của phần lớn những chuyên gia trong lĩnh vực này về hai câu hỏi trên:

 

12

 

Sau đây tôi nói nhiều hơn về nhóm 1, nhưng trước hết – vấn đề của bạn là gì? Thực ra tôi cũng biết vấn đề của bạn là gì vì đó cũng từng là vấn đề của tôi khi tôi bắt đầu tìm hiểu về vấn đề này. Có một số lý do tại sao phần lớn mọi người không thực sự suy nghĩ về vấn đề này:

  • Như đã đề cập đến ở phần 1, phim ảnh thực sự là một thứ rắc rối khi đưa ra những viễn cảnh về AI không thực tế, khiến chúng ta cảm thấy AI không phải một thứ gì đó nghiêm túc. James Barat so sánh tình trạng này với phản ứng của chúng ta khi trung tâm kiểm soát bệnh dịch ban hành một thông báo về ma cà rồng trong tương lai.
  • Do một điều gì đó được gọi là thiên hướng nhận thức, chúng ta sẽ có một khoảng thời gian khó tin tưởng vào một thứ có thật cho đến khi có bằng chứng. Tôi đoán chắc rằng các nhà khoa học máy tính năm 1988 thường nói về internet sẽ là một vấn đề lớn, nhưng mọi người có lẽ không thực sự nghĩ rằng nó có thể thay đổi thế giới cho đến khi nó thực sự thay đổi cuộc sống của họ. Đó một phần là bởi vì máy tính không thể làm những thứ như vậy vào năm 1988, vì thế mọi người sẽ nhìn vào máy tính và nghĩ “Thật á? Cái thứ này sẽ thay đổi cuộc sống á?” Tưởng tượng của họ chỉ giới hạn trong những gì họ đã trải nghiệm với máy tính, biết máy tính là gì chứ rất khó để hình dung máy tính sẽ trở nên như thế nào trong tương lai. Điều tương tự đang xảy ra với AI. Chúng ta được nghe rằng đây là một vấn đề rất quan trọng, nhưng bởi vì nó vẫn chưa xảy ra và bởi vì kinh nghiệm khiến chúng ta thấy AI khá vô dụng trong thế giới hiện tại, chúng ta sẽ khó để thực sự tin rằng AI sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta.

Ngay cả khi tin vào nó – nhưng ngày hôm nay bao nhiêu lần bạn nghĩ về thực tế là thời gian còn lại của cuộc đời bạn sẽ sống bất tử? Không nhiều đúng không? Ngay cả khi đó là một thực tế quan trọng hơn bất kỳ điều gì bạn đang làm ngày hôm nay. Đó là bởi vì não chúng ta thường tập trung vào những thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày, cho dù chúng ta có thể đang đi đến một tình trạng rất khủng khiếp nhưng diễn ra dần dần.

Một trong những mục tiêu của hai bài viết này là giúp bạn ra khỏi suy nghĩ “Tôi thích nghĩ về những thứ khác” và đi theo một trong những nhóm tư tưởng của các chuyên gia.

Trong suốt quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tôi gặp nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng phần lớn mọi người thuộc nhóm chính (main camp) và ¾ chuyên gia thuộc 2 nhóm phụ:

13

 

Chúng ta sẽ cùng phân tích sâu từng nhóm tư tưởng. Bắt đầu với nhóm đầu tiên.

Tại sao tương lai lại là giấc mơ lớn nhất của chúng ta?

Vì tôi đã tìm hiểu về thế giới AI, tôi thấy khá ngạc nhiên khi nhiều người đứng ở đây như thế này:

 

14

 

Những người ở góc tự tin (Confident Corner) bùng nổ với sự thích thú. Họ thấy việc thay đổi thế giới là một điều thú vị và họ nghĩ rằng đó là nơi chúng ta đang đi đến. Với họ, tương lai là mọi thứ mà họ hy vọng, mong chờ, chỉ chưa xảy ra mà thôi.

Điều khiến những người này khác biệt với các nhà tư tưởng khác không phải là mong muốn một cuộc sống vui vẻ trong tương lai – mà là sự tự tin của họ vào phía mà chúng ta sẽ kết thúc ở đó.

Đó là nơi mà sự tự tin được đem ra tranh luận. Các nhà phê bình tin rằng niềm phấn khích mù quáng khiến họ đơn giản bỏ qua hay phủ nhận những hậu quả tiêu cực có khả năng xảy ra. Nhưng phe đối lập lại lại cho rằng tạo dựng nên viễn cảnh đau thương thì ngây thơ quá khi mà công nghệ đã và rất có thể tiếp tục giúp chúng ta nhiều hơn là làm tổn hại đến chúng ta.

Chúng ta sẽ xét cả hai phía, và bạn có thể hình thành nên ý kiến của riêng mình khi đọc, nhưng trong phần này, dẹp bỏ mối nghi ngờ đi và cố gắng xem xét kỹ có gì thú vị ở phía kia quỹ đạo – và cố gắng tiếp nhận sự thật rằng những thứ mà bạn đang đọc thực sự có thể xảy ra. Nếu bạn cho một người từ thời săn bắt hái lượm xem những thứ trong thế giới ngày nay như tiện nghi, công nghệ, nó có vẻ như một phép màu viễn tưởng với anh ta – chúng ta phải khiêm tốn hơn để hiểu được có thể một sự tiến hóa không thể nào tránh khỏi đang đợi chúng ta trong tương lai.

Nick Bostrom mô tả ba cách hệ thống siêu trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện:

  • Như một nhà tiên tri, có thể trả lời được gần như bất kỳ câu hỏi nào chính xác, bao gồm cả những câu hỏi phức tạp mà con người không dễ dàng trả lời được – Ví dụ: Làm thế nào có thể sản xuất ra một động cơ ô tô tối ưu hơn? Google chỉ là một dạng sơ khai của chức năng này.
  • Như một vị thần, thực hiện bất kỳ một yêu cầu nào – Ví dụ: Sử dụng máy lắp ráp nguyên tử để tạo một động cơ ô tô mới và hiệu quả hơn và sau đó đợi lệnh tiếp theo.
  • Như một vị vua, được trao cho một mục tiêu và cho phép vận hành thế giới tự do, tự quyết định về làm thế nào để thực hiện tốt nhất một công việc nào đó – Ví dụ: Chế tạo một phương tiện cá nhân nhanh hơn, rẻ hơn, và an toàn hơn ô tô.

Những câu hỏi và nhiệm vụ này có vẻ như phức tạp với chúng ta nhưng với siêu trí tuệ nhân tạo thì điều này giống như ai đó yêu cầu bạn “Ôi bút chì của tôi rơi xuống gầm bàn” và bạn cúi xuống nhặt nó lên bàn vậy.

Eliezer Yudkowsky, một trong những người trong vùng lo lắng (Anxious Avenue) ở bảng trên cho biết:

Không có vấn đề gì khó khăn cả, vấn đề duy nhất là khó để đạt đến một trình độ trí tuệ nào đó. Chỉ đi lên một chút thôi (về mức độ trí tuệ) và một số thứ có thể bất ngờ chuyển từ “không thể” sang “đương nhiên”. Nếu dịch chuyển lên một quãng lớn, tất cả những thứ đó sẽ trở thành đương nhiên.

Có rất nhiều nhà khoa học, nhà sáng chế, và nhà khởi nghiệp ở góc tự tin (Confident Corner) – nhưng nếu chúng tôi có cơ hội tham quan một vòng thế giới với ASI thì chỉ có một người duy nhất chúng tôi muốn chọn làm hướng dẫn viên.

Đó là Ray Kurzweil. Khi tôi đọc tài liệu tìm hiểu, tôi thường nghe nhiều điều về ông, từ việc nhiều người tôn thờ ông ta như thần thánh cho đến sự coi thường ra mặt. Một số khác ở giữa, tác giả Douglas Hofstadter, bàn luận về ý tưởng trong những cuốn sách của Kurzweil, khẳng định hùng hồn rằng “Nếu bạn có đồ ăn ngon, mặc áo đẹp rồi thì bạn sẽ không thể nào hiểu được ASI là tốt đẹp hay tồi tệ.”

Dù bạn có thích ý tưởng của ông ta hay không, mọi người đều nhất trí rằng ông là một người thực sự ấn tượng. Ông bắt đầu sáng chế nhiều thứ từ hồi thiếu niên và những năm sau đó, ông có những phát minh vượt bậc, trong đó có máy quét phẳng đầu tiên, máy quét chuyển đổi từ văn bản sang âm thanh (cho phép người mù đọc được văn bản chuẩn, máy hợp âm Kurzweil (piano điện tử đầu tiên), và máy nhận diện giọng nói được bán ra thị trường đầu tiên. Ông là tác giả của 5 cuốn sách bán chạy nhất. Ông nổi tiếng với những dự đoán chắc chắn của mình và khá nhiều trong số đó trở thành sự thật – trong đó bao gồm dự đoán vào cuối những năm 80, khi mà internet vẫn là một thứ gì đó mơ hồ, rằng internet sẽ là một hiện tượng toàn cầu vào những năm 2000. The Wall Street Journal gọi ông là “thiên tài không nghỉ ngơi”, Forbes gọi ông là “cỗ máy suy nghĩ liên tục”,  Inc. Magazine gọi ông là “người thừa kế hợp pháp của Edison” và Bill Gates gọi ông là “người dự đoán tương lai của trí tuệ nhân tạo tốt nhất” mà ông từng biết.

Năm 2013, đồng sáng lập Google Larry Page gặp Kurzweil và mời ông về làm Giám đốc công nghệ của Google. Năm 2011, ông đồng sáng lập Đại học Singularity thuộc NASA và được Google tài trợ một phần.

Tiểu sử rất quan trọng. Khi Kurzweil nói về tầm nhìn tương lai, nghe hoàn toàn như một người lập dị, và điều điên rồ là ông không hề lập dị. Kurzweil là một người cực kỳ thông minh, hiểu biết trên thế giới này. Bạn có thể nghĩ ông đoán sai về tương lai, nhưng ông không phải là thằng ngốc. Vì tôi biết ông là một người trung thực nên tôi rất vui. Và vì tôi biết phần lớn những dự đoán tương lai của ông là chính xác nên tôi cực kỳ hy vọng rằng dự đoán của ông về AI là đúng. Và bạn cũng vậy. Vì bạn đã biết đến dự đoán của Kurzweil, và nhiều nhà tư tưởng khác như Peter Diamandis và Ben Goertzel có cùng quan điểm, dễ hiểu khi tại sao ông lại được nhiều người quan tâm, theo dõi. Sau đây là những điều mà ông nghĩ rằng trong tương lai sẽ diễn ra:

Lịch trình

Kurzweil cho rằng máy tính sẽ đạt tới AGI vào năm 2029 và trước năm 2045, chúng ta không chỉ có ASI mà còn cả một thế giới hoàn toàn mới – thời gian mà ông gọi là “singularity”. Lịch trình liên quan đến AI của ông từng được coi là hơi quá, và nhiều người hiện tại vẫn nghĩ như vậy. Nhưng trong vòng 15 năm qua, tiến bộ nhanh chóng của ANI đã đưa thế giới của các chuyên gia AI gần hơn với lịch trình mà Kurzweil đưa ra. Tuy nhiên, kỳ vọng của ông vẫn cao hơn câu trả lời khảo sát của Muller và Bostrom (AGi trước năm 2040 và ASI trước 2060), nhưng không chênh nhiều.

Mô tả của Kurzweil về singularity năm 2045 được tạo thành bởi 3 cuộc cách mạng trong ngành công nghệ sinh học, công nghệ nano và quyền lực nhất, AI.

Comments
Loading...