Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (P.4):AI có thể làm gì cho con người?

0

15

Được trang bị với siêu trí tuệ và tất cả những công nghệ mà siêu trí tuệ có thể tạo ra, ASI có thể giải quyết mọi vấn đề của loài người. Hiện tượng nóng lên toàn cầu? Đầu tiên ASI sẽ ngừng phát thải khí CO2 bằng cách tìm ra nhiều cách tạo năng lượng tốt hơn mà không cần dùng đến nhiên liệu. Sau đó ASI sẽ tìm cách loại bỏ khí CO2 ra khỏi không khí. Ung thư và các bệnh khác? Không thành vấn đề với ASI – sức khỏe và thuốc sẽ được tiến hóa hơn cả trong tưởng tượng. Nạn đói? ASI có thể áp dụng công nghệ nano để tạo nên thịt giống với thịt thật từ động vật – hay có thể gọi đó là thịt thật sự. Công nghệ nano có thể biến một đống rác thành một đống thịt tươi hoặc các thực phẩm khác và phân phối thực phẩm vòng quanh thế giới bằng phương tiện vận chuyển siêu tiên tiến. Dĩ nhiên, điều đó sẽ tốt cho động vật, không còn bị con người giết thịt nữa. ASI cũng có thể làm được nhiều thứ khác để bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng hay làm những động vật đã tuyệt chủng quay trở lại với DNA lưu trữ. ASI còn có thể giải quyết những vấn đề vĩ mô phức tạp nhất – tranh luận của chúng ta về việc kinh tế nên vận hành như thế nào và thương mại thế giới cần được hỗ trợ như thế nào, ngay cả những thứ mơ hồ nhất về triết học hay đạo đức đều không là vấn đề với ASI.

Nhưng có một thứ mà ASI có thể làm cho chúng ta… Đọc về AI đã thay đổi tất cả mọi thứ, tôi đã từng nghĩ rằng tôi biết tất cả, nhưng không phải như vậy.

ASI cho phép chúng ta chinh phục bất tử.

Một vài tháng trước đây, tôi có ghen tỵ với những nền văn minh tiên tiến hơn nhiều đã chinh phục bất tử, trong khi không hề nghĩ đến rằng sau đó tôi lại viết một bài khiến tôi tin rằng đó là điều mà con người có thể thực hiện được trong cuộc đời tôi. Nhưng đọc về AI khiến bạn suy nghĩ lại mọi thứ mà bạn đã nghĩ chắc chắn – bao gồm cả khái niệm về cái chết.

Tiến hóa không có lý do gì để kéo dài tuổi thọ của chúng ta dài hơn so với hiện tại. Nếu chúng ta sống đủ lâu để sinh sản và nuôi nấng con cái đến tuổi chúng có thể tự lo cho mình, như vậy là đủ để tiến hóa – từ quan điểm tiến hóa, các loài có thể phát triển trong vòng đời hơn 30 năm, vì vậy không có lý do nào để có sự thay đổi về cuộc sống lâu dài bất thường trong quá trình chọn lọc tự nhiên cả. Vì thế, chúng ta đang ở giai đoạn mà W.B. Yeats mô tả như “một tâm hồn bị thắt chặt vào một động vật chết dần chết mòn.” Không thú vị chút nào.

Và bởi vì mọi người luôn chết đi và chúng ta đang sống với giả định cái chết là việc không thể nào tránh khỏi. Chúng ta nghĩ đến tuổi tác cũng giống như thời gian – cứ diễn ra liên tục và không có cách nào để ngăn lại. Nhưng giả định đó là sai. Richard Feyman viết rằng:

Đây là một trong những điều đặc biệt nhất trong khoa học về sinh học, không có một dấu hiệu nào cho thấy cái chết là tất yếu. Nếu bạn muốn một thứ gì đó chuyển động mãi mãi, chúng ta đã khám phá ra đủ các định luật để biết rằng điều đó tuyệt đối không thể nào hoặc tất cả định luật đều sai. Nhưng không có thứ nào trong sinh học cho thấy cái chết là không thể nào tránh khỏi. Điều đó khiến tôi nghĩ rằng không phải tất cả đều là tất yếu mà đó chỉ là vấn đề về thời gian trước khi các nhà sinh học tìm ra được điều gì khiến chúng ta gặp phải vấn đề đó và những căn bệnh tồi tệ hay cơ thể con người chỉ là tạm thời và có thể chữa được.

Sự thật là tuổi tác không gắn với thời gian. Thời gian vẫn tiếp tục trôi đi nhưng tuổi tác thì không nhất thiết. Nếu bạn nghĩ kỹ về điều đó, điều đó thực sự có ý nghĩa. Lão hóa là những cơ quan bộ phận yếu đi. Một chiếc xe ô tô cũng có thể bị hao mòn qua thời gian,  – nhưng liệu lão hóa có phải là điều không thể tránh khỏi? Nếu bạn sửa chữa hoặc thay thế bộ phận ô tô khi chúng bị hao mòn hay hỏng hóc, chiếc xe đó sẽ chạy mãi mãi. Cơ thể con người cũng không khác chiếc xe ô tô, chỉ phức tạp hơn một chút. Kurzweil nói về robot nano kết nối wifi thông minh có thể thực hiện vô số yêu cầu cho sức khỏe con người, bao gồm định kỳ sửa chữa hoặc thay thế bộ phận hỏng trên cơ thể. Nếu hoàn hảo, quá trình này sẽ không chỉ giữ cho cơ thể khỏe mạnh mà còn có thể làm ngược lại quá trình lão hóa. Sự khác biệt giữa một cơ thể 60 tuổi và một cơ thể 30 tuổi chỉ là một đống thứ về thế chất có thể thay đổi nhờ vào công nghệ. ASI có thể tạo nên 1 cái máy làm mới tuổi tác mà một người 60 tuổi có thể bước vào sau đó bước ra với cơ thể và làn da của một người 30 tuổi. ASI tìm ra cách làm thế nào để làm mới bộ não yếu ớt thành bộ não thông minh như ASI mà không ảnh hưởng đến dữ liệu của bộ não như tính cách, ký ức,… Một người 90 tuổi bị mất trí nhớ có thể đi vào chiếc máy đó và bước ra như một người thông minh sáng lạn đã sẵn sàng để phát triển một sự nghiệp hoàn toàn mới. Điều đó nghe có vẻ kỳ cục, nhưng cơ thể cũng chỉ là một tổ hợp các nguyên tử và ASI có thể dễ dàng tạo nên tất cả các loại cấu trúc nguyên tử – vì thế, nó không hề vô lý chút nào.

Kurzweil sau đó đưa mọi thứ đi xa hơn nữa. Ông tin rằng các chất liệu nhân tạo sẽ được tích hợp trong cơ thể ngày càng nhiều theo thời gian. Đầu tiên, các cơ quan sẽ được thay thế bởi những cơ quan máy móc siêu tiên tiến hoạt động mãi mãi mà không bao giờ có vấn đề. Sau đó, ông tin rằng chúng ta sẽ bắt đầu thiết kế lại cơ thể – những thứ như là thay thế tế bào máu đỏ bằng những tế bào máu nano có thể tự di chuyển và không cần đến tim nữa. Ông còn tin rằng chúng ta sẽ thúc đẩy hoạt động não bộ tới mức mà con người có thể nghĩ hàng triệu lần nhanh hơn hiện tại và tiếp cận với thông tin bên ngoài vì các yếu tố nhân tạo được thêm vào bộ não có thể kết nối và tương tác với tất cả các thông tin trên dữ liệu đám mây.

Khả năng của con người là không giới hạn. Với thực phẩm, nanobot (robot nano) có thể truyền dưỡng chất tới các tế bào trong cơ thể, loại bỏ những chất có hại cho cơ thể mà không ảnh hưởng đến cơ thể. Nhà lý thuyết về công nghệ nano đã thiết kế tế bào máu thay thế nếu có thể thực hiện trên cơ thể vào một ngày nào đó, sẽ cho phép con người chạy một mạch 15 phút mà không cần thở – vì thế bạn có thể tưởng tượng ASI sẽ giúp chúng ta gì về khả năng thể chất. Thực tế ảo sẽ mang một ý nghĩa hoàn toàn mới – nanobot trong cơ thể sẽ chặn những nguồn thông tin từ giác quan của chúng ta và thay thế bằng các tín hiệu mới đưa chúng ta vào một môi trường hoàn toàn mới, khác so với những gì chúng ta nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy và ngửi thấy.

Cuối cùng, Kurzweil cho rằng con người sẽ đạt tới mức hoàn toàn nhân tạo, lúc đó, khi chúng ta nhìn vào những chất sinh học và nghĩ rằng làm thế nào mà con người nguyên thủy lại được cấu tạo bằng những chất đó, tại sao con người có thể chết chỉ vì tai nạn, bệnh tật trong khi họ không hề muốn điều đó xảy ra. Đó là khi Kurzweil tin tằng con người hoàn toàn chinh phục được sinh học và trở nên bất tử, không thể nào phá vỡ. Ông cố gắng thuyết phục mọi người rằng đó là cái đích trong tương lai mà chúng ta sẽ hướng đến. Sớm thôi.

Không có gì ngạc nhiên khi biết tư tưởng của Kurzweil bị chỉ trích rất nhiều. Dự đoán năm 2045 của ông về cuộc sống vĩnh cửu bị gọi mỉa mai như “trạng thái mơ hồ của những kẻ mọt sách” hay “thiết kế trí tuệ cho những người có IQ 140”. Một số khác nghi vấn về lịch trình dự đoán của ông hoặc tầm hiểu biết của ông về bộ não và cơ thể hay áp dụng định luật Moore thường áp dụng vào phần cứng và phần mềm. Với mỗi chuyên gia tin rằng Kurzweil đúng thì có khoảng 3 người nghĩ rằng ông ta hoàn toàn sai.

Nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên là, phần lớn những chuyên gia phản đối Kurzweil không thực sự phủ nhận tất cả những gì ông nói là không thể. Đọc những viễn cảnh về tương lai như vậy, tôi nghĩ rằng những người phản đối sẽ nói rằng “Rõ ràng là những điều đó không thể nào xảy ra được” nhưng họ lại nói kiểu như “Đúng vậy, tất cả nhưng điều đó có thể thực hiện được nếu chúng ta chuyển đổi an toàn sang ASI, nhưng điều đó rất khó.”

Lời phê bình nổi bật nhất mà tôi từng nghe đó là họ có thể đánh giá sai về phía tiêu cực của ASI. Cuốn sách nổi tiếng của Kurzweil tên là “Singularity is Near” dày gần 700 trang và ông dành khoảng 20 trang để nói về những nguy hiểm tiềm tàng. Tôi đã đề cập trước đó, số phận của chúng ta sẽ phụ thuộc vào ai kiểm soát năng lực siêu nhiên mới đó. Kurzweil trả lời rất gọn ghẽ câu trả lời này với câu “ASI được sinh ra từ rất nhiều sự nỗ lực và sẽ tích hợp sâu vào cơ sở hạ tầng. Thực sự, cuối cùng nó sẽ được nhúng vào cơ thể và não con người. Như vậy, nó sẽ thể hiện những giá trị của chúng ta vì chúng sẽ là chúng ta.”

Nhưng nếu đó là câu trả lời, tại sao lại có nhiều người thông minh nhất thế giới lo lắng? Tại sao Stephen Hawking nói rằng sự phát triển ASI có thể nguyền rủa sự kết thúc của loài người và Bill Gates thì không hiểu được tại sao một số người lại không hề quan tâm đến vấn đề này, và Elon Musk sợ rằng chúng ta đang gọi quỷ dữ đến? Tại sao có rất nhiều chuyên gia về vấn đề này coi ASI là mối nguy hại lớn nhất với nhân loại? Những người này và các nhà tư tưởng khác không thấy được mặt tích cực của AI mà rất lo lắng về cuộc cách mạng AI. Họ quá bận nhìn về phía tiêu cực, tương lai khủng khiếp phía trước và họ không chắc mình có thể thoát ra được.

Comments
Loading...