AI là ai: Con đường đến siêu trí tuệ

0

Chúng ta đang trong giai đoạn có những thay đổi tương tự như thời điểm con người xuất hiện trên Trái Đất. — Vernor Vinge

Nếu đứng ở vị trí này, bạn sẽ cảm thấy thế nào nhỉ?

ai1

Có lẽ khá căng thẳng khi đứng ở vị trí đó, khi sự thay đổi như một đường thẳng đứng – nhưng bạn cũng nên nhớ rằng, chúng ta đâu thể nhìn thấy được điều gì sẽ đợi chúng ta ở phía trước. Vì thế, cảm giác thực sự khi đứng tại vị trí đó sẽ chỉ như thế này thôi:

ai2

Trông lại có vẻ khá tầm thường….

_______________

Tương lai ngỡ xa vời nhưng sắp tới rồi

Hãy tưởng tượng có một cỗ máy thời gian của Doraemon quay trở lại năm 1750 – khoảng thời gian mà thế giới vẫn giao tiếp với nhau theo kiểu đốt pháo bông báo hiệu từ xa hay tất cả các phương tiện đều đi trên nền đất. Khi tới đó, bạn hãy đem một người của 1750 tới năm 2016 và xem phản ứng của anh chàng cổ lỗ sĩ đó với mọi thứ xung quanh. Chúng ta làm sao có thể hiểu được cảm giác của anh ta khi nhìn thấy những ứng dụng của cuộc sống hiện đại: ống tròn tròn đang đi vèo vèo trên cao, nói chuyện với người đang ở phía kia của đất nước, xem chương trình thể thao đang chơi ở bên kia địa cầu, xem một vở nhạc kịch đã diễn 50 năm trước đây và chơi với một cái hộp hình chữ nhật để lưu giữ hình ảnh thực hay quay lại những giây phút, sử dụng một bản đồ, nhìn thấy mặt ai đó và nói chuyện với họ ngay cả khi họ ở khu vực xa hàng ngàn kilômét. Đây mới chỉ là bắt đầu, bạn còn chưa thể tưởng tượng ra khi anh ta thấy mạng internet, giải thích với anh ta những thứ như vũ khí nguyên tử.

Ngạc nhiên, ấn tượng – những từ này chắc có lẽ không đủ để diễn tả trải nghiệm này. Anh ta có lẽ sẽ chết vì sốc.

Nhưng còn thú vị hơn nữa là – nếu anh ta quay trở lại năm 1750 và thấy ghen tức vì chúng ta nhìn thấy phản ứng của anh ta và muốn thử làm điều tương tự, anh ta lên cỗ máy thời gian và trở lại quá khứ, đến năm 1500, đem một người nào đó của 1500 đến năm 1750 và xem phản ứng của anh ta. Và anh chàng đến từ năm 1500 có lẽ sẽ sốc nhưng sẽ không chết vì sốc. Đó là bởi vì năm 1500 và năm 1750 rất khác nhau nhưng không thể nào khác biệt lớn như 1750 với 2016. Anh chàng đến từ năm 1500 sẽ học được nhiều thứ về không gian và vật lý, bản đồ thế giới. Nhưng nhìn thấy ứng dụng cuộc sống hàng ngày như phương tiện giao thông, liên lạc ở năm 1750,… sẽ không thể khiến cho anh ta chết đâu.

Không được, để anh chàng đến từ năm 1750 có cái vui để xem thì phải quay lại xa hơn, khoảng 12.000 năm trước công nguyên, trước khi mà cuộc cách mạng nông nghiệp đầu tiên diễn ra với những thành phố đầu tiên. Nếu ai đó từ thế giới săn bắn, thời mà  con người cũng chỉ như một loài động vật, thấy những ngôi nhà cao, thuyền đi xuyên đại dương và kiến thức con người tích lũy được ở thời 1750 – có thể anh ta sẽ chết.

Để đưa một người đến tương lai (so với anh ta) và chết vì sốc trước những điều anh ta chứng kiến, chúng ta phải đi đủ năm tương lai để đủ “mức độ sốc đến chết”. Với thời nguyên thủy săn bẳn, cần 100.000 năm mới khiến một người chết vì sốc, nhưng với thời sau cách mạng nông nghiệp, chỉ mất 12.000 năm. Thế giới sau cách mạng công nghiệp biến đổi quá nhanh đến nỗi chỉ cần vài trăm năm là có thể sốc đến chết.

Điều đó cho thấy tiến trình tiến hóa biến đổi ngày càng nhanh. Biến đổi ngày càng lớn và ngày càng nhanh hơn. Điều này chứng tỏ sẽ có những biến đổi lớn trong tương lai?

Nếu cứ tiếp tục với tốc độ lũy thừa này, chúng ta sẽ sốc đến chết trước những tiến bộ khoa học công nghệ năm 2030 giống như anh chàng 1750 đến năm 2015. Thế giới năm 2050 sẽ khác hoàn toàn thế giới hiện tại mà chúng ta sẽ không thể nhận ra. Đây không còn là khoa học viễn tưởng nữa. Đó là điều mà nhiều nhà khoa học thông minh hơn và nhiều kiến thức hơn chúng ta tin. Nếu bạn nhìn lại lịch sử thì điều này hoàn toàn có lý.

Thế nhưng tại sao, khi tôi nói “thế giới sau 35 năm nữa sẽ hoàn toàn không thể nhận ra được, bạn lại nghĩ “Tuyệt đấy, nhưng mà……”? Có 3 lý do tại sao chúng ta vẫn còn nghi ngờ những lời tiên tri về thế giới tương lai.

1) Khi nhắc đến lịch sử, chúng ta thường nghĩ theo đường thẳng. Khi chúng ta nghĩ đến tiến bộ trong 30 năm nữa, chúng ta sẽ nhìn lại 30 năm trước đó và dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong 30 năm tới. Khi chúng ta nghĩ rằng thế giới sẽ thay đổi thế nào trong thế kỷ 21, chúng ta sẽ đem thế kỷ 20 ra xem xét tiến trình và thêm vào năm 2000. Đó là lỗi giống như anh chàng năm 1750 nghĩ rằng đem một anh chàng 1500 đến thời đại của anh ta sẽ khiến anh chàng 1500 sốc giống như anh ta đến năm 2015. Chúng ta thường suy nghĩ theo kiểu bản năng chứ không suy nghĩ kiểu “lũy thừa”. Nếu ai đó thông minh hơn, họ sẽ dự đoán tương lai 30 năm sau mà không nhìn vào 30 năm đã xảy ra những gì. Nhưng vẫn còn một cách, bạn cần phải tưởng tượng mọi thứ đã biến đổi nhanh hơn rất rất nhiều so với tốc độ hiện tại.

 

ai3

2) Quỹ đạo của lịch sử gần đây thường khiến chúng ta nhìn nhận sai lệch.

  • Ngay cả đường cong đến mấy nếu bạn chỉ xem xét một đoạn nhỏ thì cũng giống như một đường thẳng vậy, giống như nhìn vào những đoạn nhỏ của một đường tròn lớn, gần giống như một đường thẳng.
  • Tăng trưởng lũy thừa không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ và đồng nhất. Kurzweil cho biết quá trình diễn ra theo hình chữ S.

ai4

Đường cong chữ S gồm 3 giai đoạn:

  1. Tăng trưởng chậm (giai đoạn đầu của tăng trưởng lũy thừa)
  2.  Tăng trưởng nhanh (giai đoạn sau, giai đoạn bùng nổ của tăng trưởng lũy thừa)
  3. Ổn định

Nếu bạn chỉ nhìn vào những năm gần đây, bạn sẽ không thể hiểu được mọi thứ đang thay đổi nhanh đến thế nào. Khoảng thời gian giữa năm 1995 và 2007 bùng nổ Internet, Microsoft,  Google và Facebook ra đời, mạng xã hội ra đời, điện thoại di động rồi lại đến điện thoại thông minh. Đó chính là giai đoạn 2 của đường cong chữ S. Nhưng từ năm 2008 đến 2015 không còn tiến bộ vượt bậc như những năm trước, ít nhất là về mặt công nghệ. Nếu ai đó nghĩ về tương lai và nhìn lại một vài năm vừa qua để ước tính độ tăng trưởng thì sẽ mất đi cái nhìn bức tranh tổng thể. Có thể giai đoạn 2 bùng nổ đã nung nấu ngay từ bây giờ.

3) Kinh nghiệm chỉ khiến chúng ta ở thành những ông bà già cố chấp. Chúng ra dựa trên kinh nghiệm sống của bản thân và in vào não chúng ta tốc độ của thế giới vài năm gần đây để áp đặt vào việc dự đoán tương lai. Chúng ta cũng đang tự giới hạn trí tưởng tượng của bản thân khi chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân và dùng nó để dự đoán tương lai. Nhưng thường thì những gì chúng ta biết không giúp chúng ta nghĩ đúng về tương lai. Khu chúng ta nghe một dự đoán tương lai mâu thuẫn với những gì chúng ta biết dựa trên kinh nghiệm, chúng ta bản năng sẽ nghĩ đó là một phỏng đoán ngây thơ.

Nếu tôi nói với bạn rằng, sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ sống đến 150, hay 250 tuổi, thậm chí có thể không chết, theo bản năng bạn sẽ nghĩ “Thật ngu ngốc – nếu tôi chỉ biết 1 điều từ lịch sử thì đó là tất cả mọi người đều chết.” Đúng vậy, trước đây, không một ai là sống mãi mãi, không chết cả. Nhưng cũng không có ai đi máy bay trước khi máy bay được chế tạo.

Sự thật là nếu chúng ta tiếp tục theo logic giống như trong lịch sử, sẽ có thêm rất rất nhiều thay đổi trong những thập niên tới so với chúng ta nghĩ. Logic cho thấy loài động vật tiên tiến nhất liên tục tiến về phía trước với tốc độ nhanh nhất từ trước đến giờ. Đôi khi loài người tiến bộ quá nhiều đến nỗi thay đổi cuộc sống hoàn toàn khác so với những gì chúng ta nghĩ. Nếu bạn dành thời gian để tìm hiểu chuyện gì đang diễn ra với khoa học và công nghệ ngày nay thì bạn sẽ thấy có rất nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc sống hiện tại sẽ không thể chịu được những tiến bộ trong những năm tới.

_______________

Con đường đến siêu trí tuệ

AI là ai?

Nếu như bạn giống tôi, bạn cũng từng nghĩ rằng trí tuệ nhân tạo là một ý tưởng khoa học viễn tưởng ngu ngốc, nhưng gần đây bạn lại nghe thấy những người cao siêu đề cập đến cụm từ này nhưng lại không hiểu thực sự điều đó nghĩa là gì.

Có 3 lý do tại sao nhiều người lại thấy cụm từ AI khó hiểu:

1) Chúng ta gắn AI với những bộ phim viễn tưởng. Star Wars. Terminator. 2001: A Space Odyssey. Những bộ phim khoa học viễn tưởng cùng các nhân vật như robot, có khả năng kì diệu. Vì thế nó khiến chúng ta nghĩ rằng AI là một điều gì đó khá viễn tưởng.

2) AI là một chủ đề quá to lớn. AI được liên tưởng về các chủ đề rất lớn như cỗ máy tự tính toán hay xe ô tô tự lái, toàn là các yếu tố trong tương lai có thể thay đổi thế giới.

3) Chúng ta dùng AI trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chúng ta lại không nhận ra đó là AI. John McCarthy, người sáng tạo ra cụm từ “Trí tuệ nhân tạo” năm 1956 cho biết, “một khi AI phát huy thì không ai còn gọi là trí tuệ nhân tạo nữa.” AI thường được gọi như là dự toán tương lai bí ẩn chứ không phải là hiện thực.

Một robot chỉ là một nơi chứa AI, đôi khi bắt chước con người, đôi khi lại không – nhưng bản thân AI là một máy tính bên trong robot. AI là não còn robot là cơ thể. Ví dụ, phần mềm và dữ liệu bên trong Siri là AI, giọng nói của người phụ nữ mà chúng ta nghe thấy là AI, không hề có robot nào cả.

Mặc dù có nhiều loại/hình thái AI vì AI là một khái niệm rộng nhưng các loại AI chính mà chúng ta cần tìm hiểu dựa trên năng lực của AI. Có 3 loại năng lực AI cơ bản:

1) Artificial Narrow Intelligence (ANI): Đôi khi còn được gọi là AI yếu , ANI là trí tuệ nhân tạo chỉ chuyên trong một lĩnh vực. Ví dụ, AI có thể đánh bại vua cờ tướng , và đó là điều duy nhất mà nó làm được. Nhưng nếu bạn yêu cầu nó tìm ra cách lưu trữ dữ liệu thì nó sẽ nhìn bạn im lặng mà không có câu trả lời.

2) Artificial General Intelligence (AGI): Hay còn gọi là AI mạnh hay AI con người. AGI là một máy tính thông tin như con người, một loại máy móc có thể thực hiện được những công việc mang tính trí tuệ mà một con người có thể làm. Để tạo ra AGI là một công việc khó hơn rất nhiều so với việc tạo ra ANI. Giáo sư Linda Gottfredson mô tả trí tuệ này như một khả năng trí tuệ có thể phân tích, hoạch định, giải quyết vấn đề, suy nghĩ trừu tượng, hiểu những ý tưởng phức tạp, học hỏi nhanh và học từ kinh nghiệm. AGI có thể thực hiện tất cả những điều đó một cách dễ dàng.

3) Artificial Superintelligence (ASI): Nhà triết học, nhà khoa học AI hàng đầu Nick Bostrom định nghĩa trí tuệ nhân tạo như một nhà tri thức thông minh hơn nhiều so với bộ não người; tốt nhất trong tất cả các lĩnh vực như sáng tạo khoa học, trí tuệ thông thường và kỹ năng xã hội.” Siêu trí tuệ nhân tạo có từ máy tính thông minh hơn con người một chút cho đến máy tính thông minh hơn triệu lần. ASI là lý do tại sao chủ đề AI lại là một miếng thịt ngon nhưng cay. Đó cũng là lý do tại sao những cụm từ như là “chết chóc” hay “tuyệt chủng” thường xuyên xuất hiện cùng với những bài viết về AI nhiều lần.

Hiện tại, con người mới chinh phục được trí tuệ nhân tạo thấp nhất ANI. Bằng nhiều cách khác nhau, nó ở khắp mọi nơi. Con đường tiến hóa từ ANI, qua AGI, đến ASI là một con đường có thể tồn tại hoặc không, nhưng dù thế nào, nó sẽ thay đổi tất cả thế giới.

Hãy xem xét cụ thể hơn những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực này cho rằng con đường này sẽ như thế nào và tại sao cuộc cách mạng này sẽ diễn ra sớm hơn bạn nghĩ.

Nơi chúng ta đang ở hiện tại—Một thế giới dựa trên ANI

ANI là trí tuệ máy móc bằng hoặc hơn trí tuệ con người ở một lĩnh vực cụ thể nào đó. Một vài ví dụ như

  • Xe ô tô có nhiều hệ thống ANI từ máy tính có thể tìm ra khi nào phanh chống khóa nên hoạt động cho đến máy tính đồng bộ đồng hồ hệ thống phun xăng. Xe tự lái của Google đang được thử nghiệm sẽ có những hệ thống ANI ưu viết cho phép xe tự phản ứng với thế giới xung quanh.
  • Điện thoại của bạn cũng là một nhà máy ANI nhỏ. Khi bạn định vị bằng ứng dụng bản đồ, xem dự báo thời tiết ngày mai, và vô số các hoạt động hàng ngày khác, bạn đang sử dụng ANI.

Hệ thống ANI không có gì đặc biệt đáng sợ. Tệ nhất thì một hệ thống ANI lập trình sai cũng chỉ gây ra tai nạn như là làm hỏng hệ thống kết nối điện, làm cháy một khu chợ thương mại.

Nhưng, mặc dù ANI không có khả năng đe dọa đến sự tồn tại, chúng ta nên coi hệ thống phức tạp của những hệ thống ANI tưởng chừng như vô hại sẽ là yếu tố bắt đầu một cơn bão thay đổi hoàn toàn thế giới. Mỗi một ANI mới sẽ thêm một viên gạch để xây lên con đường đến AGI và ASI.

Con đường từ ANI đến AGI: Tại sao lại khó đến vậy?

Bạn sẽ không thể nào hiểu được AI như thế nào cho đến khi hiểu được việc tạo ra một chiếc máy tính thông minh như chúng ta khó khăn không tưởng đến mức nào. Xây những tòa nhà chọc trời, đưa con người vào không gian vũ trụ, tìm ra lý do tại sao Big Bang lại xảy ra, tất cả đều dễ hơn việc hiểu được bộ não của chính chúng ta hay làm thế nào để tạo ra một thứ tuyệt vời tương tự như vậy. Cho đến nay, bộ não của con người là một trong những vật thể phức tạp nhất vũ trụ.

Điều thú vị là, những phần khó nhất để tạo nên AGI (một loại máy tính thông minh tương tự như con người, không phải là một công việc cụ thể) không phải như chúng ta nghĩ. Một máy tính có thể nhân 2 số 10 chữ số trong 0.5 giây vô cùng dễ dàng. Tạo một loại máy tính nhìn vào một con chó và trả lời đó là con chó hay con mèo lại khó hơn nhiều. Để AI thắng cờ bất kỳ một người nào? OK nhưng để tạo nên một loại máy có thể đọc một đoạn văn từ một quyển sách của đứa trẻ 6 tuổi và không chỉ nhận diện từ mà còn hiểu ý nghĩa của chúng nữa? Google hiện đang tiêu hàng tỷ dollar để thực hiện được điều này. Những điều hại não như tính toán, chiến lược tài chính, dịch thuật vô cùng dễ với một chiếc máy tính trong khi nhưng điều dễ dàng với con người như quan sát, di chuyển, quan niệm lại khó với một chiếc máy tính. Giống như nhà khoa học máy tính Donald Knuth đã từng nói, AI có thể thực hiện xuất sắc mọi thứ con người cần suy nghĩ nhưng lại không thể thực hiện được những gì con người và động vật làm mà không cần suy nghĩ.

Bạn có thể nhận ra rằng những điều bạn nghĩ là đơn giản thì lại hết sức phức tạp. Nó chỉ có vẻ dễ dàng thôi, vì những kỹ năng này đã được tối ưu trong cơ thể chúng ta (và hầu hết động vật) qua hàng trăm triệu năm tiến hóa. Khi bạn với tới một vật thể, cơ và xương trên vai, khuỷu và cổ tay đều diễn ra một loạt các hoạt động liên kết với mắt, giúp bạn di chuyển cánh tay thẳng. Điều đó có vẻ như chẳng mất tý công sức nào với bạn vì bạn có phần mềm trong não để thực hiện hành động đó. Nhưng với phần mềm máy tính thì lại không thông minh được đến vậy.

Mặt khác, nhân số lớn hay chơi cờ là những hoạt động mới đối với các sinh vật và chúng ta vẫn chưa có thời gian để tiến hóa trong việc chơi cờ. Vì thế, một chiếc máy tính không cần phải tốn nhiều công sức để đánh bại chúng ta.

Một ví dụ hay ho khác đó là khi bạn nhìn vào bức hình này, bạn và một chiếc máy tính đều có thể nhận ra đó là một hình chữ nhật với hai màu khác biệt, xen kẽ:

ai5

 

Có vẻ mệt nhỉ. Nhưng nếu bạn bỏ phần màu đen đi và xem toàn bộ bức ảnh thì…

 

ai6

…bạn sẽ không thấy có gì khó khăn để mô tả những hình ống, góc 3D nhưng máy tính sẽ thất bại một cách thảm hại. Nó sẽ chỉ mô tả những gì nó nhìn thấy – nhiều hình dạng 2D khác nhau. Bộ não của bạn sẽ tưởng tượng một đống để diễn tả hình ảnh đó. Nhìn bức ảnh phía dưới, một chiếc máy tính chỉ thấy màu trắng, đen và xám 2D trong khi bạn có thể dễ dàng nhận ra đây thực sự là hình gì – một bức ảnh của một hòn đá đen 3D.  

 

ai7

Credit: Matthew Lloyd

Và mọi thứ tôi vừa mới đề cập đến chỉ là tiếp nhận thông tin và xử lý chúng. Để thông minh như con người, một máy tính sẽ phải hiểu sự khác nhau giữa những khuôn mặt biểu lộ cảm xúc khác nhau, phân biệt giữa khuôn mặt tức giận, hài lòng, vui vẻ.

Con đường từ AGI đến ASI

Có vẻ như chúng ta đã đạt được AGI – máy tính có trí tuệ giống như con người nói chung. Một đám người và máy tính sống với nhau bình đẳng.

Thực tế lại không phải như vậy!

Vấn đề là, AGI với mức trí tuệ giống như con người vẫn có những đặc tính nổi trội hơn con người. Giống như:

Phần cứng:

  • Tốc độ. Tốc độ tối đa của não người khoảng 200 Hz trong khi vi xử lý hiện tại có thể chạy với tốc độ 2 GHz tức là gấp 10 triệu lần so với neuron của con người chúng ta.
  • Kích thước và lưu trữ. Não người không thể to hơn vì khung xương của con người. Trong khi đó, máy tính có thể to đến cỡ nào cũng được, để đặt những phần cứng kích thước lớn như RAM để có khả năng lưu trữ thông tin lớn hơn.
  • Đáng tin cậy và bền. Thông tin máy tính lưu trữ sẽ chính xác hơn con người. Não người cũng hoạt động nhiều sẽ bị mệt, giảm chức năng trong khi máy tính có thể chạy không ngừng nghỉ.

Phần mềm:

  • Có thể chỉnh sửa được, nâng cấp và có khả năng làm được nhiều hơn. Không giống như não người, phần mềm máy tính có thể nâng cấp và sửa chữa, còn dễ dàng thử nghiệm được.
  • Khả năng tích lũy trí tuệ. Con người hơn tất cả các loài khác ở chỗ có thể tích lũy trí tuệ. Khả năng tích lũy kiến thức là một trong những lý do tại sao chúng ta tiến hóa vượt bậc so với các loài khác.

AI, nếu được tự lập trình để nâng cấp dần thành AGI, sẽ không coi trí tuệ như con người như một mốc quan trọng trong quá trình phát triển nữa. Điều đó chỉ do chúng ta nghĩ vậy thôi, chứ AI sẽ không dừng lại ở mức độ con người chúng ta. Dựa vào những ưu điểm vượt bậc mà AGI  hơn con người, khá rõ ràng rằng AGI sẽ chỉ đạt đến trí tuệ con người rất nhanh trước khi tiến tới siêu trí tuệ nhân tạo.

Chúng ta chắc chắn sẽ sốc khi điều đó xảy ra. Lý do là từ quan điểm của chúng ta, A) trong khi trí tuệ của các loài động vật khác nhau, điều duy nhất mà chúng ta nhận thấy là trí tuệ của loài vật là thấp hơn nhiều so với não người và B) con người thông minh nhất sẽ thông minh hơn nhiều so với một người ngu. Giống như thế này:

ai8

 

ai9

 

Điều gì sẽ xảy ra sau đó?

Bùng nổ trí tuệ nhân tạo

Tôi hy vọng bạn sẽ tận hưởng thời gian bình thường vì đây là lúc mà chủ đề này trở nên bất thường và đáng sợ. Tôi muốn dừng lại để nhắc lại rằng tất cả những điều bạn sắp đọc là thật – khoa học thật sự và dự đoán thật về tương lai từ rất nhiều nhà tiên tri và khoa học nổi tiếng. Chỉ cần nhớ điều đó thôi.

Như tôi đã đề cập đến trước đó, phần lớn những mô hình hiện tại từ AI tiến tới AGI bằng cách tự cải tiến. Một khi đã đến mức AGI, ngay cả những hệ thống đã hình thành và phát triển không có chức năng tự cải tiến thì cũng đã đủ thông minh để tự cải tiến nếu cần thiết.

Quá trình tự cải tiến lặp đi lặp lại sẽ diễn ra như sau:

Một hệ thống AI ở mức độ nào đó được lập trình với mục tiêu tự cải thiện. Một khi đã thực hiện, nó sẽ thông minh hơn, có thể đã đến mức của Einstein, vì thế khi nó đã có trí tuệ giống Einstein, nó sẽ mất ít thời gian hơn và tiến bộ nhiều hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn. Chẳng mấy chốc, AI sẽ thông minh hơn con người, cho phép nó tiến bộ hơn nữa. Ngày càng nhanh hơn, AGI tiến về phía trước và sẽ sớm tới mức siêu trí tuệ nhân tạo ASI. Đó gọi là bùng nổ trí tuệ.

Mọi người thường tranh cãi về việc khi nào AI sẽ đạt tới trí tuệ của con người. Theo khảo sát với hàng trăm nhà khoa học, năm 2040, tức là chỉ 25 năm nữa thôi, AGI sẽ tiến tới ASI.

Giống như:

Mất hàng thập kỷ từ khi hệ thống AI đầu tiên đạt tới AGI mức độ thấp, nhưng cuối cùng thì nó vẫn xảy ra. Một chiếc máy tính có thể hiểu thế giới xung quanh mình như một đứa trẻ 4 tuổi. Sau đó, trong vòng 1 giờ đạt được điều đó, hệ thống này cho ra một thuyết vật lý thống nhất tính tương đối và cơ học lượng tử, điều mà không ai có thể làm được. 90 phút sau đó, AI trở thành ASI, 170.000 lần thông minh hơn con người.

Siêu trí tuệ không phải là điều gì đó mà chúng ta có thể hiểu hoàn toàn, cũng giống như một chú ong sao có thể hiểu kinh tế học là gì. Đó là bởi vì, trong thế giới của chúng ta, Iq 130 nghĩa là thông minh, còn IQ 85 nghĩa là ngu ngốc, nhưng chúng ta lại không có từ nào để diễn tả IQ 12.952.

Điều duy nhất chúng ta biết chắc đó là trí tuệ sẽ lên ngôi. Một khi chúng ta đã tạo ra ASI, đó sẽ là thực thể quyền lực nhất trong lịch sử Trái Đất, và tất cả vật chất sống bao gồm cả con người sẽ nằm trong tầm kiểm soát của ASI.

Mọi quyền năng mà chúng ta nghĩ rằng Chúa trời tối cao mới thực hiện được thì ASI cũng thực hiện được. Tạo ra công nghệ kiềm chế quá trình lão hóa, chữa bệnh, đói hay chết, lập trình lại thời tiết để bảo vệ tương lai của Trái Đất – tất cả đều khả thi. Cho dù chúng ta có bận tâm hay không, khi ASI tồn tại, đó sẽ là Chúa quyền năng tối cao trên Trái Đất này. Tuy nhiên, khi đó lại có một câu hỏi: Chúa có tốt với chúng ta không?

 

Chúng ta không có câu trả lời chắc chắn cho câu trả lời này nhưng điều chắc chắn có thể khẳng định bây giờ là thế giới sẽ thay đổi theo cấp độ lũy thừa trong những năm tới. Khoa học viễn tưởng trở thành khoa học thực tế. Công nghệ phát triển nhanh làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống và xã hội con người mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta cần những kỹ năng hoàn toàn khác biệt, cần thúc đẩy sự thay đổi, nếu không chúng ta sẽ bị thúc đẩy bởi nó. Chúng ta nên sẵn sàng áp dụng công nghệ thay vì biến mọi thứ trở thành công nghệ. Bất cứ thứ gì không thể tự động hóa hoặc số hóa sẽ trở nên cực kỳ cực kỳ có giá trị. Và cuối cùng, chúng ta cần đi xa hơn cả công nghệ để xác định những giá trị nhân văn thực sự trong hệ sinh thái công nghệ số.

 

Credit: TFAStudios – Subbed by Eggflow

Cậu trả lời của bạn là gì trước sự thay đổi lũy thừa này, hãy cho chúng tôi biết dưới phần bình luận trong khi chờ đợi phần 2 về AI nhé!

Source: Waitbutwhy

Comments
Loading...