Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (P.2): Bất tử hay Diệt vong?
“Chúng ta có một vấn đề vô cùng khó giải quyết mà không biết đến bao giờ mới xong, nhưng toàn bộ tương lai của con người phụ thuộc vào đó.” — Nick Bostrom
(Nick Bostrom là nhà triết học người Thụy Điển. Ông sáng lập và hiện đang là Giám đốc Viện Tương lai con người tại Đại học Oxford và cũng là tác giả cuốn sách “Siêu trí tuệ” (Superintelligence: Paths, Dangers, Strategies). Học viện của Bostrom đã hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Rủi ro đại học Cambirdge để tìm hiểu những công nghệ tương lai.)
Chào mừng các bạn đến phần 2 của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo. Ở phần 1, chúng ta đã bàn về Artificial Narrow Intelligence/ANI (AI chỉ chuyên thực hiện 1 công việc cụ thể như lái xe trên đường cố định, chơi cờ) và chúng ta đang áp dụng ANI trong cuộc sống hàng ngày như thế nào. Sau đó, chúng ta biết được tại sao lại khó thực hiện từ ANI đến AGI (AI thông minh bằng con người) và tại sao với tiến bộ công nghệ cấp lũy thừa trong những năm qua cho thấy AGI sẽ không còn xa nữa. Kết thúc phần 1, chúng ta nhận ra sự thật là một khi máy móc đã đạt đến trình độ trí tuệ giống con người, tình huống như thế này sẽ xảy ra:
Điều đó khiến chúng ta ngồi đơ người trước màn hình, đối mặt với khái niệm ASI (siêu trí tuệ nhân tạo thông minh hơn bất kỳ con người nào trên Trái Đất) và cố gắng nghĩ mình nên thể hiện cảm xúc như thế nào khi nói tới ASI.
Trước khi chúng ta đi sâu hơn, hãy nhắc nhở bản thân rằng khi một chiếc máy trở nên siêu thông minh thực sự nghĩa là gì.
Thường suy nghĩ đầu tiên khi người ta tưởng tượng một chiếc máy tính siêu thông minh là một chiếc máy thông minh như con người nhưng nghĩ nhiều hơn và nhanh hơn rất nhiều. Họ có thể hình dung ra một chiếc máy suy nghĩ như con người, ngoại trừ việc nó nhanh hơn con người 1 triệu lần. Điều đó có nghĩa là nó khi mất năm phút trong khi con người mất cả thập kỷ để thực hiện điều gì đó. Nghe có vẻ ấn tượng, ASI sẽ suy nghĩ nhanh hơn nhiều bất kỳ một người nào. Nhưng đó mới chỉ xét về mặt tốc độ, còn về mặt chất lượng thì là một câu chuyện hoàn toàn khác. Điều khiến con người thông minh hơn loài vượn không phải là sự khác nhau về tốc độ tư duy mà là ở chỗ não người có những đơn vị nhận thức phức tạp giúp con người thực hiện được những hành động phức tạp như ngôn ngữ, lập luận, lên kế hoạch mà não loài vượn không thực hiện được. Dù có nâng cao tốc độ suy nghĩ của loài vượn lên hàng ngàn lần cũng không thể khiến chúng thông minh như chúng ta. Kể cả có cho chúng thời gian hơn 1 thập kỷ, chúng cũng không thể lắp ráp một mô hình phức tạp trong khi con người chỉ mất vài giờ.
Điều đó không phải là một con vượn thì không thể làm được những gì con người chúng ta có thể làm, mà chỉ là não của chúng không thể hiểu được những thứ đó có tồn tại. Một con vượn có thể quen với việc con người là gì, tòa nhà là gì nhưng không thể hiểu được tòa nhà được xây bởi con người. Trong thế giới của loài vượn, bất kể thứ gì to lớn đều thuộc về tự nhiên và chúng không thể xây một tòa nhà và càng không thể nhận ra được là ai cũng có thể xây một tòa nhà. Đó là kết quả của một chút khác biệt trong chất lượng trí tuệ. Trong hệ thống trí tuệ chúng ta đang nói đến ở đây, ngay cả khoảng cách giữa các sinh vật, khoảng cách về chất lượng trí tuệ giữa vượn và người là rất nhỏ.
Để hiểu được một loại máy móc siêu thông minh sẽ như thế nào, hãy tưởng tượng nó đang ở trên bậc màu xanh lá bên trên con người hai bậc. Loại máy đó sẽ chỉ siêu thông minh một chút, nhưng khả năng nhận thức hơn chúng ta nhiều giống như khoảng cách giữa con người và loài vượn. Và cũng giống như loài vượn không thể nào hiểu được tòa nhà có thể xây được, chúng ta cũng không thể nào hiểu được những gì loại máy ở bậc thang màu xanh lá có thể thực hiện được, ngay cả khi nó cố gắng giải thích cho chúng ta. Đó mới chỉ là 2 bậc trên con người thôi. Với một chiếc máy nằm ở hai bậc dưới mức cao nhất thì sẽ coi chúng ta như kiến vậy, nó cố gắng hàng năm trời để dạy chúng ta những điều đơn giản nhất mà nó biết nhưng mọi nỗ lực đều như muối bỏ biển.
Nhưng, loại siêu trí tuệ mà chúng ta đang đề cập đến còn xa hơn cả bất kể thứ gì trên những bậc thang này. Trong thời kỳ bùng nổ trí tuệ nhân tạo, khi nào máy móc càng trở nên thông minh hơn, lượng kiến thức của chúng tăng lên càng nhanh hơn cho đến khi nó bắt đầu tăng dần lên một cách nhanh chóng. Một loại máy móc có thể mất hàng năm để đi từ bậc của loài vượn đến bậc trên đó, nhưng chỉ mất vài giờ để đi từ bậc xanh lá lên 1 bậc. Với 10 bậc tiếp theo, sẽ chỉ mất vài giây vì mỗi giây sẽ lên 4 bậc. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải nhận ra là rất có thể ngay sau đó chúng ta sẽ nghe tin máy móc đã đạt đến mức độ thông minh như con người (AGI), chúng ta có thể đối mặt với hiện thực cùng sống trên Trái Đất với loại máy móc trên bậc thang trí tuệ này (có thể là hàng triệu lần cao hơn):
Vì chúng ta cũng biết rằng việc hiểu sức mạnh của một máy tính trên con người 2 bậc thang trí tuệ là một điều không thể, vậy thì chắc chắc rằng không có cách nào để con người có thể biết được ASI sẽ làm gì và kết quả sẽ như thế nào. Con người sẽ không thể hiểu thực sự siêu trí tuệ nghĩa là gì và làm sao để kiểm soát chúng.
Tiến hóa đã nâng cấp não con người dần dần qua hàng trăm triệu năm. Có thể đây là một phần/giai đoạn của quá trình tiến hóa – có thể cách quy trình tiến hóa diễn ra là trí tuệ tăng dần tăng dần cho đến khi có thể tạo ra loại máy tính siêu trí tuệ và mức độ này như một ngòi kích nổ sự thay đổi trên toàn thế giới quyết định tương lai mới của toàn bộ vật thể sống.
Vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta sẽ bàn luận sau, một số lượng lớn các nhà khoa học cho rằng vấn đề không còn là chúng ta có đạt đến mức độ đó không mà là khi nào.
Vậy điều đó sẽ dẫn chúng ta đến đâu?
Không ai trên thế giới này, dĩ nhiên không phải là tôi có thể nói cho bạn biết điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta đạt đến mức độ đó. Nhưng nhà tâm lý học, nhà tư tưởng AI hàng đầu Nick Bostrom cho biết có thể chia tất cả kết quả làm 2 loại lớn.
1, Nhìn vào lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng sự sống diễn ra như thế này: loài vật xuất hiện, tồn tại một thời gian, sau đó, không thể tránh khỏi, chúng rơi khỏi quỹ đạo tồn tại cân bằng vào miền tuyệt chủng.
“Tất cả các loài cuối cùng đều sẽ bị tuyệt chủng” là một luật bất thành văn trong suốt chiều dài lịch sử cũng giống như qui luật “Tất cả con người ai rồi cũng sẽ chết”. Vì thế, 99.9% loài vật đều rơi khỏi quỹ đạo cân bằng và rõ ràng là nếu một loài đang có nguy cơ sắp rơi khỏi quỹ đạo này thì việc các loài khác, hay một cơn gió nhẹ hay một cú sốc trên quỹ đạo khiến nó rơi hẳn ra khỏi quỹ đạo chỉ là vấn đề thời gian. Bostrom gọi tuyệt chủng là trạng thái thu hút – một nơi mà các loài một khi đã rơi vào đó thì không thể nào thoát ra và quay trở lại được.
Trong khi phần lớn những nhà khoa học biết rằng ASI có khả năng đưa con người đến bờ vực tuyệt chủng, thì nhiều nhà khoa học khác lại tin rằng có thể sử dụng ASI đem lại lợi ích cho con người. ASI có thể đưa con người và các loài vật khác đến trạng thái thu hút thứ hai – bất tử. Bostrom tin rằng bất tử cũng giống như trạng thái thu hút – tuyệt chủng. Ví dụ, nếu chúng ta tới mức độ đó, chúng ta sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng bởi sự tuyệt chủng. Chúng ta sẽ chinh phục bất tử. Vì thế ngay cả khi tất cả các loài rơi khỏi quỹ đạo cân bằng và kết thúc bằng sự tuyệt chủng thì Bostrom tin rằng có 2 hướng từ quỹ đạo đó, chỉ là chưa có một thứ gì trên Trái Đất này đủ thông minh để biết cách làm thế nào để kết thúc/hạ cánh ở phía bên kia thôi.
Nếu như Bostrom và những nhà khoa học khác nói đúng và từ những gì tôi đọc được thì có thể nó thực sự là như vậy. Chúng ta có hai điều sốc nhưng thực tế mà cần phải hiểu và chấp nhận:
1) Việc cho ra đời ASI, lần đầu tiên, mở ra cơ hội cho các loài kết thúc ở phía bất tử của quỹ đạo cân bằng.
2) Việc ASI ra đời tạo nên một ảnh hưởng lớn không thể tưởng tượng được đến quỹ đạo cân bằng của con người, chúng ta sẽ bị đẩy về phía tuyệt chủng hay về phía bất tử?
Nhưng cũng có thể khi đã đạt đến mức độ đó, mối quan hệ giữa con người và quỹ đạo cân bằng sẽ kết thúc, một thế giới mới được mở ra có hoặc không có con người.
Có vẻ như câu trả lời duy nhất mà bất kỳ ai đang hỏi là: Khi nào chúng ta sẽ đạt đến ngưỡng đó và loài người sẽ kết thúc ở phía nào?
Không ai trên thế giới này biết câu trả lời cho câu hỏi đó, chỉ biết rằng rất nhiều bộ não thông minh nhất trên thế giới này đã dành hàng thập kỷ để nghiên cứu điều đó.
Vậy họ nghĩ gì về vấn đề này? Họ tin rằng chúng ta sẽ rơi vào thảm họa tuyệt chủng hay tận hưởng cuộc sống bất tử. Câu trả lời sẽ có ở phần 3, hãy cùng chờ đón nhé!